Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

Những thói quen xấu khiến code của lập trình viên bốc mùi - Phần 2

>>> Xem lại Phần 1

Cách viết code

Write code

17. Không biết cách tối ưu

Để là tốt việc tối ưu hóa đòi hỏi bạn đã có kinh nghiệm. Qua những lần khám phá, tìm hiểu và phân tích cũng như hiểu rõ cách mà các hệ thống đã phát triển nên. Hãy học về thuật toán cao cấp, đánh giá database query, protocol và cách đo hiệu năng của app.

18. Dùng sai tool

Bạn không thể biết hết mọi thứ nhưng vẫn sẽ liên tục cập nhật thông tin bởi mỗi vấn đề mới phát sinh sẽ cần có tool khác nhau. Do đó hãy thử học nhiều libraries và ngôn ngữ mới. Đừng tự giới hạn bản thân mình.

19. Không chịu tập xài tool và IDE

Hotkey, shortcut bạn học được khi xài tool sẽ giúp rút ngắn thời gian code tới mức đáng kể. Nó không chỉ đơn thuần là việc bạn rút gọn đi vài thao tác bấm nút mà còn giảm bớt việc bị phân tâm do phải đổi task qua lại liên tục. Bạn càng dành nhiều thời gian cho những hành động nhỏ nhặt, bạn càng có ít thời gian để suy nghĩ về nó cũng như phải làm gì tiếp theo.

20. Lờ đi các error messages

Đừng tự nhủ rằng bạn đã biết rằng lỗi của code là gì trước khi đọc error message. Có thêm thông tin về vấn đề luôn là việc tốt, đặc biệt là với những project phức tạp.

21. Chỉ chọn một developer toolkit

Đôi khi bạn sẽ chọn những editor hay command line tool nhưng lại không phù hợp với yêu cầu. Visual Studio rất thích hợp cho IDEs, Sublime thì dành cho những ngôn ngữ dynamic , Eclipse là bạn đời của Java, etc. Có thể thấy mỗi tool đều phù hợp cho một mục đích riêng.

22. Hardcoding một cách cứng nhắc

Hãy luôn nghĩ về tương lai với những thay đổi có thể xảy ra cũng như cách giải quyết chúng. Hãy dùng constants và configuration files khi cần thiết nếu bạn không bị đè bẹp bởi gánh nặng của code trong quá trình phát triển project.

23. Luôn cố chế lại code

Đừng viết những code mà bạn không cần. Có thể là một ai đó đã gặp phải vấn đề như bạn và đưa ra được một phương pháp giải quyết khá hay mà bạn cũng có thể dùng. Đừng tốn thời gian tự mình chế ra những cách thức mới mà không cần thiết.

24. Đừng copy/pasting code một cách mù quáng

Khi dùng lại code của người khác hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về nó. Bởi sẽ có những lúc bạn không hiểu hết được tính năng và cách hoạt động của chúng khi mới dùng. Nó cũng giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề nếu bạn rành về code.

25. Không chịu học rõ về cách thức hoạt động

Có thể ngay bây giờ bạn sẽ không thấy rõ lợi ích của nó nhưng trong lâu dài, đặc biệt là với sự phát triển của project thì nó sẽ trở thành nền tảng cực kì quan trọng.

26. Quá tự tin vào code của mình

Rất là nguy hiểm khi bạn tự cho rằng những gì mình viết ra đều là tuyệt vời. Bạn chỉ có thể tiến bộ trong lập trình khi học hỏi cái mới. Do đó, hãy dành thời gian đọc lại code cũ của mình để nhận ra được mình đã tiến xa tới mức nào.

27. Không quan tâm tới được và mất giữa từng design, phương pháp và library

Mỗi sản phẩm đều có thế mạnh của nó mà bạn biết được sau khi dùng chúng. Đừng chủ quan chỉ nhìn vào bề nổi mà hãy suy nghĩ thật kĩ về cả điểm yếu cũng như liệu nó có phù hợp với project của bạn hay không.

28. Không nhờ giúp đỡ khi bạn bị mắc kẹp

Hỏi nhờ giúp đỡ không có nghĩa là bạn kém cỏi. Người có ý thức thì sẽ hiểu rằng bạn đang có cố gắng để thay đổi và phát triển, và đó là một tính cách rất đáng quí. Trong một project thì việc giúp đỡ nhau sẽ rút ngắn thời gian cũng như gắn kết các thành viên với nhau hơn.

Testing và bảo trì

Viết tests chỉ để pass thôi

Hãy viết ra những bài test mà bạn biết chắc là sẽ pass nhằm giúp bảo đảm tinh thần cũng như là sự an toàn của project trong mắt các nhà đầu tư. Mặt khác bạn cũng phải viết ra những test khó mà khả năng fail cao để tạo động lực cũng như thu thập những lỗi tiềm tàng.

Testing

29. Sử dụng performance testing tùy theo tình huống

Hãy chuẩn bị một automated performance testing setup khi bạn đang ở giai đoạn giữa của project nhằm bảo đảm không bị gặp quá nhiều vấn đề về hiệu năng.

30. Không kiểm tra build của bạn có thật sự hoạt động không

Rất hiếm khi một build đã pass nhưng lại không chạy được. Tuy vậy thì nó vẫn có thể xảy ra và sẽ rất là phiền phức để khắc phục nếu bạn để quá lâu. Do đó hãy làm vài bài test nhanh mỗi build là cực kì quan trọng.

31. Đưa ra những thay đổi lớn quá trễ, hoặc không chịu kiểm tra sau khi đã thay đổi

Đây là lúc mà sự kiêu ngạo khiến bạn bị tụt dốc, nó sẽ khiến mọi thứ bạn gầy dựng nên sụp đổ ngay lập tức vì thế hãy luôn theo dõi sát sao.

32. Đừng từ bỏ code của bạn ngay lập tức

Hãy luôn giải thích và giúp các thành viên hiểu về code của bạn. Hãy luôn cố gắng viết code thật dễ đọc.

33. Lơ là những nonfunctional requirement

Khi bạn muốn gởi một thứ gì đó thì ta thường hay bỏ quên những mặt quan trọng như performance và security. Hãy giữ cho mình một checklist về chúng. Bạn sẽ không muốn mình bị bẽ mặt khi đưa ra deadline mà quên bao gồm chúng.

Via Techtalk.vn