Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

Những kỹ năng cần có của một Web Developer

Kĩ năng front-end

Nói đơn giản: Front-end là những gì người dùng nhìn thấy và tương tác. Nó là “mặt tiền” của một trang web. Nếu bạn thích thiết kế, bạn có thể tập trung phát triển những kĩ năng front-end, trở thành một front-end developer. Những kĩ năng bạn cần phát triển bao gồm:

  • HTML/CSS/Javascript cơ bản.
  • Một số thư viện/framework nổi tiếng: Bootstrap, jQuery, AngularJS, EmberJS.
  • Kĩ năng thiết kế và sử dụng Photoshop, kiến thức và kinh nghiệm về UI/UX.
  • LESS, SASS (stylesheet language).
  • Sử dụng npm, grunt,… để optimize, minimize HTML/CSS/JS.
  • Kiến thức về Ajax, cách thiết kế giao diện responsive…

Vai trò của front-end trong 1 dự án là khá quan trọng, vì giao diện là thứ đập vào mắt người dùng đầu tiên. Front-end developer không chỉ thiết kế giao diện đẹp, mà còn phải rõ ràng, dễ sử dụng. Người dùng có thể làm việc mình muốn một cách đơn giản, nhanh gọn (Google là một ví dụ).

Một số sách hay để nâng cao kĩ năng front-end:

  • Series Head First, The Missing Manual (Head First HTML & CSS, jQuery The Missing Manual…)
  • Don’t make me think
  • The Design of Everyday Things

Kĩ năng back-end

Back-end là những thứ người dùng không nhìn thấy nhưng giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích… đều nằm ở back-end. Nếu front-end là lớp sơn, lớp vỏ của một ngôi nhà thì back-end chính là giàn giáo, xương sườn của ngôi nhà đó. Những kĩ năng bạn cần có gồm có:

  • Ngôn ngữ server-side để viết back-end: C#, Java, Python, Ruby,… Dĩ nhiên là phải bao gồm kiến thức về những web framework đi kèm các ngôn ngữ này: ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails…
  • Kiến thức về database SQL: MS SQL Server, MySQL,… Gần đây một số database NoSQL đang khá thịnh hành: Neo4j, MongoDB,…
  • Kiến thức về web nói chung, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền.
  • Kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco,…

Kiến thức phần back-end rất nhiều và phức tạp, do đó một back-end developer chỉ nên tập trung vào 2-3 ngôn ngữ chính, đừng ráng ôm hết kẻo “tấu hỏa nhập ma”. Code phần back-end thường rất nhiều và “khủng”, do đó cần có cấu trúc tốt, dễ cải tiến và mở rộng (bằng cách áp dụng SOLID). Back-end developer có thể trau dồi kiến thức để leo lên vị trí System Analyst hoặc Software Architecture.

Một số sách hay cho back-end developer:

  • Clean Code
  • Code Complete
  • Head First Design Pattern
  • Sách chuyên sâu về ngôn ngữ/framework: C# in Depth, Pro .NET 4.5, Spring in Action...

Kĩ năng phân tích thiết kế

Hiện nay, ranh giới giữa front-end back-end trong lập trình web khá mong manh. Đa phần các web developer thường giỏi về back-end, có kha khá kiến thức về front-end, việc này khá hữu dụng. Biết cả front-end và back-end, bạn sẽ biết được một trang web hoạt động như thế nào – từ đầu tới cuối.

Lập trình viên front-end, back-end cũng có thể “lấn sân” qua mảng mobile nhờ sự giúp sức của một số framework như Cordova (HTML, CSS, JS), Ionic, Window Phone App (C#),… Để tăng giá trị của bản thân, ngoài kĩ năng cứng, bạn cần trau dồi kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề : Khách hàng cần gì ở trang web, lượng truy cập là bao nhiêu, làm sao để tăng performance. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kĩ năng này của bạn khi phỏng vấn đấy.

Một số sách nên tham khảo:

  • The Pragmatic Programmer: From Journeyman to Master
  • The Passionate Programmer: Creating a Remarkable Career in Software Development
  • Getting Real
  • Cracking the Coding Interview: 150 Programming Questions and Solutions

Via toidicodedao.com