Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

10 Điều Cần Biết Trước Khi Bắt Đầu Nghề DevOps

DevOps là sự kết hợp của Phát Triển (development) & Vận Hành (operation). Nghề DevOps cũng được nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu lộ trình cũng như cơ hội. DevOps hỗ trợ thiết lập một mối quan hệ rõ ràng giữa vận hành & phát triển trong mảng CNTT và đặc biệt nhấn mạnh vào việc cải thiện khả năng hợp tác & trao đổi giữa 2 bộ phận này.

10 điều quan trọng dưới đây như một bản hướng dẫn giúp những người mới bước chân vào nghề xác định xem mình có phù hợp với ngành này hay không.

Những điểm quan trọng trước khi bước chân vào nghề DevOps

  • Hiểu rõ về DevOps

Một trong những yếu tố gây hoang mang nhất cho người mới là định nghĩa chính xác về nghề DevOps.

DevOps là sự biến đổi hay chuyển đổi về mặt văn hóa trong lĩnh vực phát triển ứng dụng hay phần mềm. Nó đặc biệt nhấn mạnh vào sự cải thiện khả năng cộng tác và giao tiếp, trao đổi với mục đích cải thiện chất lượng mang tới những tác động tốt nhất về mặt tốc độ và độ tin cậy cho các phần mềm. Bạn cũng có thể xem DevOps như một quá trình tự động hóa cải tiến tốc độ và sự vững bền trong lập trình phần mềm.

Nghề DevOps không phải một vai trò hay vị trí công việc riêng biệt hay đòi hỏi một bộ kỹ năng chuyên dụng nào. Bạn cũng không thể gọi bộ phận vận hành của mình là DevOps team được. Như ta đã nói ở trên, đây là một mô hình chuyển đổi về mặt văn hóa và là phương pháp tiếp cận mang lại hiệu suất và hiệu quả về mặt chi phí so với những cách làm truyền thống.

  • Nền tảng & kiến thức sẵn có

Mỗi cá nhân với kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ lại cần có những trải nghiệm và đặc điểm riêng biệt để trở thành một kỹ sư DevOps. Một số vị trí vốn thuận lợi để bạn có thể phát triển sự nghiệp với tư cách một DevOps gồm: lập trình viên phần mềm (software developer), kỹ sư hệ thống (system engineer), quản trị hệ thống (system administrator)…Ngoài ra, kỹ sư vận hành mạng lưới (network operation engineer) và quản trị cơ sở dữ liệu (database administrator) cũng là những vị trí có thể vận dụng kinh nghiệm sẵn có để theo đuổi nghề này.

Những người bước chân vào lĩnh vực này ngay sau khi ra trường thì cần học hỏi nhiều hơn. Bạn cần phải xác định rõ sự khác biệt của các vị trí trong công việc và biết được vị trí nào sẽ giúp bạn theo đuổi vai trò DevOps tốt hơn.

Dưới đây là ba vị trí bạn có thể tham khảo để bắt đầu cho nghề DevOps:

  • Kỹ sư DevOps (DevOps engineer) thiên về lập trình, thường phụ trách phát triển các phần mềm lý tưởng để xây dựng các ứng dụng.
  • Kỹ sư DevOps nhưng thiên về vận hành,  gần giống với vai trò của một kỹ sư hệ thống hay quản trị hệ thống.
  • SRE (Site Reliability Engineer). Đây là vị trí giống như kỹ sư phần mềm, chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề của cơ sở hạ tầng hay vận hành. SRE tập trung vào việc tạo ra các hệ thống phần mềm có tính khả dụng, khả năng mở rộng và độ xác thực cao hơn.
  • Lưu ý về công nghệ chủ chốt

Trước khi lựa chọn nghề DevOps, nên lưu ý tới những công nghệ cần có để phục vụ trong ngành này. Bạn cần có hiểu biết căn bản và có chuyên môn về nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý các yêu cầu của công việc một cách hiệu quả.

Bạn phải nắm vững căn bản về vận  hành hệ thống, viết script, cloud, ổ chứa hay ngôn ngữ lập trình một cách toàn diện. Vận hành các hệ thống là nguồn căn bản để điều hành mọi thứ. Do đó, bạn nên trau dồi kiến thức về Linux vì bạn sẽ phải dùng tới nó hàng ngày. Những người mới bắt đầu cũng phải tìm hiểu về một loại ngôn ngữ chuẩn nào đó dành cho các mục đích viết script.

Một số ngôn ngữ script đáng kể tới như: Python, PowerShell, Java, Ruby, Go, C/C++ hay Bash. Bạn cũng cần cải thiện các kỹ năng và vốn kiến thức trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên điện toán đám mây (cloud) trên các nền tảng như AWS hay Azure. Một kỹ năng cần lưu ý tới nữa là sử dụng ổ chứa. Những công cụ như Docker hay các nền tảng điều phối ổ chứa như Kubernetes là yêu cầu bắt buộc.

Ngoài ra, người mới bước chân vào nghề này cần thành thạo các kỹ năng lập trình. Bạn có thể dụng chuyên môn về các loại ngôn ngữ viết script của mình như một lợi thế. Đồng thời, các ứng viên cũng nên học hỏi thêm về các quy trình CI/CD như GitHub hay Jenkins.

  • Vai trò hữu dụng của các chứng chỉ

Mức độ quan tâm cũng như nhu cầu dành cho DevOps cũng đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng liên quan tới ngành này. Ví dụ: “Liệu DevOps có phù hợp với những người mới bước chân vào nghề ko?”.  Câu trả lời của nó là yếu tố quan trọng khác bạn cần lưu ý trước khi quyết định “tham chiến”.

Các loại chứng chỉ hay chương trình đào tạo, phát triển ngoài việc giúp bạn bổ sung những kỹ năng cần thiết còn có tác dụng như bằng chứng thuyết phục, chứng minh với nhà tuyển dụng khả năng & sự phát triển sẵn có của bạn, giúp họ đi đến quyết định tuyển dụng bạn. Vì thế, nếu bạn là một người mới, bạn nên xây dựng con đường sự nghiệp của mình từ từ thông qua các loại chứng chỉ về nghề.

  • Tránh xa vùng an toàn. 

Các loại chứng chỉ chỉ có thể giúp bạn lúc ban đầu. Để đi sâu hơn, bạn cần tập trung vào việc thu thập các kỹ năng bên ngoài vùng an toàn sẵn có. Ví dụ, với tư cách một lập trình viên, bạn thường sẽ có xu hướng thiên về vận hành dù đã chuyển sang vị trí DevOps. Tuy nhiên, với tư cách một lập trình viên,bạn nên dùng kiến thức và kinh nghiệm với nhiều loại công cụ DevOps khác nhau để bổ sung cho vai trò mới của mình. Vì thế, hãy trau dồi kinh nghiệm thực tiễn bằng cách đón nhận những dự án đầy thách thức.

  • Tìm hiểu tự động hóa

Tự động hóa trong DevOps là hết sức quan trọng. Bạn cần bổ sung kiến thức & kỹ năng cần có về lĩnh vực này để có thể theo đuổi nghề. Các chuyên gia DevOps có chuyên môn và khả năng thiết lập các công cụ tự động hóa để quản lý máy chủ thường được các nhà tuyển dụng coi là lựa chọn ưu tiên. Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị, bạn nên cải thiện khả năng tiếp thị bản thân bằng cách thành thạo nhiều loại công cụ hay chuyên môn tự động khác nhau.

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân

Một yếu tố quan trọng khác khi gia nhập ngành DevOps là thương hiệu của bạn. DevOps không chỉ là triển khai các công cụ mà giống như một cú chuyển văn hóa hơn. Bên cạnh đó, nghề này tập trung vào cải thiện sự cộng tác và giao tiếp. Vì vậy,  bạn cần tham gia vào cộng đồng đang phát triển của ngành để nâng cao các kỹ năng của bản thân, đồng thời thể hiện được các kỹ năng DevOps sẵn có. Bạn có thể chọn cách phát biểu tại các sự kiện ngành hay viết blog, thường xuyên giao lưu với đồng nghiệp trên các diễn đàn trực tuyến…

Bạn cũng nên thử tham gia các dự án open-source để thể hiện quyết tâm mạnh mẽ theo đuổi nghề. Điều quan trọng nhất  khi tham gia các nhóm cộng đồng, bạn có thể đo lường khả năng của bản thân, nâng cao khả năng nghề nghiệp và tạo cơ hội tương tác với các chuyên gia DevOps khác trong ngành.

Những người mới trong ngành DevOps luôn băn khoăn không biết ngành này có hợp với mình không. Hãy chú ý rằng các khóa đào tạo chứng chỉ DevOps có thể giúp những người như bạn chuẩn bị mọi thứ. Có nhiều cách khác nhau để bạn nâng cao kỹ năng của mình nhưng lựa chọn đầu tiên chính là các khóa đào tạo.

Hãy chú ý tới năng lực chuyên môn cần thiết cho vị trí một người mới bắt đầu. Bạn có thể lựa chọn các khóa học trực tuyến căn bản dành cho người mới, chúng giúp bạn thu được nhiều kiến thức nền tảng mà vẫn có tính ứng dụng thực tế.

  • Tìm kiếm công việc trong ngành DevOps

Nếu bạn là kỹ sư DevOps mới, hãy thử ứng tuyển vào các vị trí khác trong ngành. Chỉ cần bạn đừng để những vị trí đó kéo bạn khỏi hướng đi đã định trước là được! Nhiều công ty chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Khi bạn có mục tiêu rõ ràng cho sự phát triển của bản thân, bạn không cần phải lo lắng.

  • Luôn thể hiện sự ham hiểu biết & khả năng thấu cảm

Như ta đã nói ở trên, giao tiếp và cộng tác là tâm điểm của mọi vị trí trong ngành DevOps. Kỹ năng mềm cần có trước khi đặt chân vào ngành này chính là sự ham hiểu biết & khả năng thấu cảm. Bạn phải luôn muốn học hỏi nhiều kiến thức và luôn gắn kết với đồng nghiệp & nghề nghiệp của mình.

Bạn nên thể hiện sự thấu cảm với đồng đội cũng như nhiệm vụ họ phải làm. Dần dần, bạn sẽ có được một môi trường làm việc không căng thẳng, đồng thời gia tăng thêm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Nguồn: NoricCoder