Hỏi - đáp Nơi cung cấp thông tin nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc thường gặp của bạn

10 Techniques quan trọng của Business Analyst (Phần 1)

Có thể các bạn đã biết, trong cuốn sách gối đầu của BA tụi mình là cuốn BABOK, có đến tận 50 techniques để BA tham khảo. Tuy nhiên để thích nghi với từng hoàn cảnh cũng như từng giai đoạn phát triển của một BA, chúng ta cần phải chắt lọc ra những techniques quan trọng và có thể áp dụng được ngay vào công việc của mình.

Dưới đây là 5 techniques đầu tiên mà mình muốn giới thiệu đến các bạn. Cùng mình tìm hiểu nhé!

1. Document Analysis

Document Analysis là quá trình phân tích các tài liệu liên quan đến một dự án hoặc quá trình kinh doanh nhằm tìm hiểu và đánh giá các thông tin cần thiết để làm dự án. Tài liệu có thể bao gồm như các báo cáo, hợp đồng, biểu mẫu, tài liệu pháp lý,..

Mục đích của Document Analysis là để thu thập thông tin, tìm ra các vấn đề, tìm hiểu các yêu cầu của dự án để đưa ra các giải pháp. Quá trình này thường được thực hiện trong giai đoạn phân tích yêu cầu.

2. Brainstorming

Brainstorming là một phương pháp tập trung nhóm để tạo ra các ý tưởng mới và sáng tạo trong một môi trường không bị giới hạn. Nó thường được sử dụng trong các dự án hoặc quá trình kinh doanh để tạo ra các giải pháp hoặc ý tưởng mới.

Trong quá trình brainstorming, nhóm sẽ tập trung vào một chủ đề cụ thể và thảo luận về nó một cách tự do và không bị ràng buộc. Các thành viên của nhóm được khuyến khích để đưa ra những ý tưởng mới mà không bị đánh giá hoặc chê bai. Các ý tưởng này được ghi lại và sau đó được đánh giá và sàng lọc để tìm ra những ý tưởng tiềm năng nhất.

3. Workshops

Workshop là một hoạt động nhóm tập trung vào một chủ đề cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Có thể là phát triển ý tưởng mới, giải quyết các vấn đề khó khăn trong doanh nghiệp hay là chia sẻ về chủ đề nào đó. Workshop cho phép các chuyên gia tương tác với nhau để tạo ra các ý tưởng mới, thúc đẩy sự tham gia tích cực và đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy.

Để thực hiện một buổi Workshops hiệu quả. BA cần chuẩn bị những thứ quan trọng sau:

  • Xác định mục tiêu và phạm vi của workshop
  • Lập danh sách và lựa chọn các thành viên trong workshop
  • Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho workshop
  • Thiết kế cấu trúc của workshop
  • Thực hiện workshop
  • Đánh giá và xử lý các ý tưởng thu thập được

4. Process Analyst

Kỹ thuật Process Analyst là một phương pháp sử dụng để phân tích và cải tiến các quy trình kinh doanh hiện tại. Kỹ thuật này tập trung vào việc hiểu và đánh giá quy trình kinh doanh thông qua các hoạt động, nguồn lực và sản phẩm của quy trình.

Để cải tiến quy trình, BA phải tìm ra các khuất mắc và nguyên nhân gây ra các vấn đề trong quy trình hiện tại. Từ đó đề xuất một quy trình mới từ kết quả đã phân tích được, nhưng phải đảm bảo rằng quy trình mới phải tối ưu hóa hơn về mặt thời gian, chi phí và chất lượng, hiệu suất kinh doanh tốt hơn so với quy trình cũ.

5. Process Modelling

Process Modelling là một phương pháp để mô hình hóa quy trình kinh doanh bằng cách sử dụng các biểu đồ và biểu đồ luồng dữ liệu để đưa ra một hình ảnh rõ ràng về các bước, quy trình và thông tin trong quy trình. Kỹ thuật này giúp BA hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh hiện tại và đưa ra các cải tiến cho quy trình.

Một vài biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất:

  • Flowcharts
  • Data Flow diagrams and Unified Modelling Language™ (UML®) diagrams
  • Business Process Model and Notation

Lời kết

Để tránh tình trạng bài viết dài lê thê nên 5 techniques còn lại mình sẽ up vào bài sau nhé ^^ Nếu thấy bài viết này mang lại giá trị gì đó cho bạn, hãy up vote cho mình nhé.

Nguồn: Viblo (Bài viết của tác giả: Tô Thành Đạt)